Tạt cánh đánh đầu trong lịch sử đã từng rất được ưa chuộng khi giúp cho các đội bóng dễ dàng khai thông thế bế tắc. Thậm chí từng có những cái tên “thoát chết” khi bị đối thủ dẫn trước và lội ngược dòng thành công nhờ lối chơi này. Nhưng lý do vì sao ở thời điểm hiện tại chiến thuật này không còn được sử dụng rộng rãi? Theo dõi bài viết sau đây của Bongdaso để có câu trả lời chính xác nhất.

Tạt cánh đánh đầu là gì bạn đã biết chưa?

Tạt cánh đánh đầu (Taca-dada) trong túc cầu là một chiến thuật bóng sẽ được đưa vào vòng cấm của đối thủ từ hai biên. Ở lối chơi này, đội tổ chức đợt tấn công sẽ tận dụng tối đa chiều cao, khả năng tì đè của tiền đạo để nhận bóng từ hai cánh bằng đầu. Tất nhiên, đây là lối chơi được yêu thích trong quá khứ bởi lẽ thể hình là yếu tố rất khó để can thiệp bằng chuyên môn.

Tạt cánh đánh đầu là chiến thuật được yêu thích trong quá khứ
Tạt cánh đánh đầu là chiến thuật được yêu thích trong quá khứ

Điển hình nhất cho lối chơi trên có thể kể đến những cái tên như Peter Crouch, Ibrahimovic, Dzeko, Mandzukic, Lewandowski, Falcao và Cristiano Ronaldo,… Những cầu thủ này đều sở hữu chiều cao đủ tốt và một trong số đó là CR7 với khả năng bật nhảy đạt cấp độ thượng thừa.

Các CLB từng rất nổi tiếng với Taca-dada có thể kể đến như Man United, Chelsea, Arsenal,… Thế nhưng càng ngày, chiến thuật này càng ít được sử dụng khi hiếm hoi lắm trong 1 trận đấu mới có vài lần tạt cánh. Để lý giải vì sao lại như vậy hãy cùng chúng tôi theo dõi phần nội dung tiếp theo.

Sự lụi tàn của tạt cánh đánh đầu trong bóng đá

Từ những ngày mà 70-80% các đợt tấn công đều dạt bóng ra biên và câu vào vòng cấm đến hiện tại, các pha Taca-dada chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Lý do đầu tiên ai cũng thấy chính là việc thể hình các cầu thủ đang dần mất đi sự chênh lệch lớn. Trong bộ môn túc cầu hiện đại, một trung vệ dưới 1m85 sẽ hiếm khi được trọng dụng.

Điều này buộc các đội bóng muốn sử dụng lối chơi này phải có tiền đạo chiều cao trung bình trên 2m. Bên cạnh đó do các hướng tấn công chỉ tập trung vào 1 cầu thủ nên rất dễ bắt bài. Thậm chí, lối chơi hiện đại với cường độ pressing cao cũng khiến cho vị trí FW và RB-LB cực kỳ khó đưa bóng vào vòng cấm.

Xem thêm: Giải mã về chiến thuật Pressing trong bóng đá

Ngoài ra, yêu cầu cực cao về các chân tạt bóng cũng góp phần khiến lối chơi này không còn được ưa chuộng. Bởi hiện tại, những cầu thủ ở phần biên trái phải sẽ được ưu tiên về tốc độ với khả năng quấy rối và xâm nhập vòng cấm. Do đó, tạt cánh đánh đầu ở hiện tại chỉ xem như chiến thuật dự phòng khi mà đội bóng đã “bí bài vở”.

Ngày càng ít đội bóng sử dụng Taca-dada vì quá dễ bị bắt bài
Ngày càng ít đội bóng sử dụng Taca-dada vì quá dễ bị bắt bài

Đánh giá ưu và nhược điểm của tạt cánh đánh đầu

Dù không được ưa chuộng như trước nhưng đây vẫn là một chiến thuật vô cùng dễ triển khai. Sau đây là những điểm mạnh và yếu của lối chơi này. Nếu phân tích cũng như biết cách sử dụng đúng lúc thì đây vẫn sẽ là một cứu cánh vô cùng hữu ích cho đội bóng trong những lúc cấp bách.

Ưu điểm

Cần phải nhấn mạnh rằng tạt cánh đánh đầu là một trong những chiến thuật có cách triển khai đơn giản nhất trong giới túc cầu. Bởi các cầu thủ chỉ cần tập trung đưa bóng cho 2 tiền vệ/tiền đạo cánh, giúp họ tận dụng tốc độ của mình để tạt vào trong. Do đó, bất kỳ một đội nào cũng có thể thực hành một cách dễ dàng.

Tất nhiên, đơn giản là yếu tố đầu tiên và sau đây là những điểm mạnh mà chiến thuật này có:

  • Tiền đạo không tốn nhiều thể lực: Bởi cầu thủ này chỉ cần chọn đúng vị trí trong vòng cấm, không cần phải hỗ trợ phòng ngự quá nhiều để chuẩn bị cùng các đợt phản công.
  • Các cầu thủ thi đấu ở cánh ngoài tốc độ và kỹ năng tạt bóng tốt sẽ không đặt nặng những điểm khác.
  • Tạt cánh đánh đầu phù hợp với nhiều đội hình, chỉ cần sở hữu 2 biên, 1 tiền đạo cắm là đủ để triển khai.
  • Lối chơi rất đơn giản, các cầu thủ dễ dàng làm quen, không yêu cầu cao về nhãn quan chiến thuật.
  • Phù hợp để dùng khi đội bóng bị dẫn trước hoặc trong giai đoạn cuối trận, khi đối thủ đã hết thể lực.
Ưu điểm cần biết của chiến thuật tạt cánh đánh đầu
Ưu điểm cần biết của chiến thuật tạt cánh đánh đầu

Nhược điểm

Rõ ràng phải có một nhược điểm nào đó rất lớn mới khiến lối chơi này không còn được yêu thích dù có cách vận hành đơn giản. Đó chính là những đội bóng thi đấu theo kiểu này cực kỳ dễ bị bắt bài. Thậm chí, nếu tiền đạo mang nhiệm vụ đánh đầu gặp các hậu vệ to cao cũng không thể thi triển một cách mạch lạc.

Không chỉ vậy, khi mà lối chơi pressing, kiểm soát bóng ngày càng được ưu tiên thì tạt cánh đánh đầu càng dễ bị hóa giải hơn vì các lý do sau:

  • Các cầu thủ hai biên không có bài vở nào khác để triển khai khi không thể tạt vào trong.
  • Tiền đạo cũng sẽ không có đất diễn khi phần lớn bóng đều nằm ở hai hành lang cánh.
  • Khi biên dâng cao, dễ lộ ra nhiều khoảng trống để đối thủ khai thác nếu họ pressing và giành bóng thành công.
  • Thể hình, chiều cao các hậu vệ ở bóng đá hiện đại đang rất tốt khiến các tiền đạo khó giành chiến thắng khi không chiến.

Bài viết trên của Bongdaso cũng đã mang đến cho bạn đọc nhiều góc nhìn thú vị về tạt cánh đánh đầu. Dù đã không còn được ưa chuộng nhưng với lối chơi quá đơn giản, đây vẫn là lựa chọn được ưu tiên của các đội bóng nhỏ và HLV chưa nhiều kinh nghiệm. Hãy nhớ cẩm nang bóng đá của chúng tôi có nhiều bài viết về các chiến thuật hàng đầu khác nên đừng bỏ qua bạn nhé!