Phòng ngự phản công ở bóng đá hiện đại vẫn được sử dụng rất nhiều dù lối chơi kiểm soát hay pressing cường độ cao lên ngôi. Và chúng ta cũng biết ông vua C1 – Real Madrid vẫn đang thành công với cách vận hành này. Hãy cùng Bongdaso tìm hiểu về chiến thuật một cách chi tiết nhất qua bài viết sau đây nhé.

Phòng ngự phản công là gì bạn đã biết?

Phòng ngự phản công (PNPC) được hiểu đơn giản là một chiến thuật mà đội bóng sẽ chấp nhận mình là chiếu dưới trước đối thủ. Khi này, họ để cho đối phương kiểm soát bóng nhiều hơn và chủ động lui về phòng thủ. Thời điểm quan trọng nhất ở lối chơi này chính là lật ngược thế trận khi có cơ hội và tận dụng tốt các sơ hở.

Thường các đội bóng bị đánh giá yếu hơn sẽ sử dụng lối chơi này để giữ an toàn cho khung thành của mình và chờ sơ hở của đối thủ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt dù là một tập thể rất mạnh nhưng vẫn hoạt động theo sơ đồ trên. Điển hình nhất ở thời điểm này chính là Real Madrid dưới thời HLV Carlo Ancelotti, trước đó là Zidane hay Mourinho.

Phòng ngự phản công - chiến thuật quen thuộc trong bóng đá
Phòng ngự phản công – chiến thuật quen thuộc trong bóng đá

Thường chiến thuật này phù hợp với các đội hình như 3-5-2, 4-5-1, 5-1-4… Tuy nhiên điều quan trọng là họ cần phải có các tiền đạo sở hữu tốc độ cao để đưa ra đợt phản công sắc bén nhất. Lối chơi này đã thay đổi và ngày càng hoàn thiện hơn qua từng thời kỳ sẽ được phân tích ở phần nội dung sau.

Xem thêm: Chi tiết cách thực hiện kĩ năng cứa lòng trong bóng đá

Sự khác biệt giữa phòng ngự phản công hiện đại và quá khứ

Khởi nguồn của lối chơi phòng thủ đợi phản công chính là chiến thuật Catenaccio từ Ý. Tuy nhiên trong quá khứ, lối chơi này tương đối bị động khi đa số các đội lùi sâu đội hình với 10 cầu thủ bên phần sân nhà. Điều này khiến cho ở giai đoạn nửa sau của trận đấu, các tiền đạo khi đã cạn thể lực không thể bứt tốc hoặc dễ dàng bị bắt bài.

Qua hàng chục, hàng trăm năm, nhiều đời HLV đã thay đổi lối chơi phòng ngự phản công một cách chủ động hơn. Đó là họ vẫn để đối thủ chiếm ưu thế và tập trung vào phòng thủ nhưng vẫn có từ 2-3 tiền đạo cùng 1-2 tiền vệ sẵn sàng phối hợp với nhau. Từ đó, vị trí CDM được khai sinh để có thể phát động các đợt lên bóng chính xác hơn.

Ví như tại Real Madrid, Toni Kroos chính là đầu não của chiến thuật này. Dù rằng anh không sở hữu thể hình hay sức mạnh tốt nhưng lối chơi thông minh cùng khả năng chuyền vượt tuyến đã giúp Kền Kền Trắng ngày càng vĩ đại hơn. Hiện tại nhiều đội bóng đã học theo Real Madrid và cũng đạt những kết quả rất tốt.

PNPC trong quá khứ khiến đội bóng rơi vào thế bị động
PNPC trong quá khứ khiến đội bóng rơi vào thế bị động

Điểm mạnh và yếu của chiến thuật phòng ngự phản công

Có thể khẳng định dù là lối chơi hay chiến thuật nào cũng đều sẽ có ưu và nhược điểm song hành. Do đó, tùy vào tình hình nhân sự mà các HLV sẽ phải linh hoạt thay đổi cách vận hành toàn đội. Sau đây là những điểm mạnh/yếu mà lối chơi phòng ngự phản công mang lại.

Điểm mạnh

Người hâm mộ sẽ thấy rất rõ điểm mạnh ở PNPC chính là sự an toàn. Thường một trận đấu có sự góp mặt của những đội chơi phòng thủ, đợi thời cơ lên bóng sẽ có tương đối ít số lần lập công. Thậm chí, nếu đối thủ của họ cũng chọn cách thi đấu an toàn thì khả năng 90 phút thi đấu không xuất hiện bàn thắng là rất cao.

Ngoài điểm chính trên, các đội bóng cũng có lợi thế khi vận hành lối chơi theo cách phòng ngự phản công như sau:

  • Thể lực dồi dào: Do phần lớn thời gian thi đấu đều là phòng ngự tại sân nhà nên các cầu thủ sẽ giữ sức lực rất tốt.
  • Không yêu cầu các cầu thủ có kỹ năng quá cao: Vì chỉ tập trung vào ngăn chặn và cản phá các đợt tấn công của đối thủ nên nhân sự của đội bóng chỉ cần kỹ năng ở mức ổn là được.
  • Sự đột biến cực cao: Ở lối chơi này, các tiền đạo của đội bóng sẽ hoạt động tự do trong phạm vi rất rộng. Từ đó dẫn đến việc đối thủ của họ khó có thể bắt bài.
Chiến thuật nào cũng sẽ có điểm mạnh/yếu cần lưu ý
Chiến thuật nào cũng sẽ có điểm mạnh/yếu cần lưu ý

Khuyết điểm

Có cách vận hành đơn giản là vậy nhưng để chơi tốt với phòng ngự phản công không phải là điều mà đội bóng nào cũng làm được. Bởi lẽ trong giai đoạn phòng thủ, chỉ cần 1 sai lầm nhỏ là bạn đã bị đẩy vào thế cực khó. Dưới đây là những điểm yếu mà chiến thuật này sẽ gây ra cho HLV:

  • Hàng phòng ngự nếu không có đủ sự liên kết sẽ rất dễ giúp cho đối thủ ghi bàn.
  • Các hậu vệ hoặc tiền vệ vì mải đuổi theo bóng hoặc dâng lên ngăn chặn sẽ để lộ một khoảng trống cực lớn. Điển hình là bàn thắng của Real Madrid vào lưới Bayern Munich ở Bán Kết C1 23/24 vừa qua. Đó là trận đấu mà Kim Min Jae vì bất ngờ dâng lên cao đã bị Toni Kroos cùng Vinicius trừng phạt.
  • Dễ phạm lỗi, ăn thẻ: Khi phòng ngự phản công, nếu các cầu thủ không có bộ kỹ năng lấy bóng tốt sẽ rất dễ bị đối phương gài lỗi. Thậm chí, khi gặp những người có kỹ năng qua người tốt như Messi, Neymar,… sẽ càng thiếu bình tĩnh hơn nữa.

Qua bài viết trên của cẩm nang bóng đá, bạn đọc chắc hẳn cũng đã hiểu được phòng ngự phản công nổi tiếng trong bóng đá. Tất nhiên đây vẫn sẽ là một lối chơi tiềm ẩn rủi ro tương đối cao nên hãy thật cẩn trọng khi sử dụng. Ngoài ra trang chủ của chúng tôi còn có nhiều bài viết về các chiến thuật khác, đừng bỏ qua nhé.